Nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Bởi trẻ sơ sinh thường không có răng từ khi mới sinh ra, chỉ bắt đầu mọc răng sữa đầu tiên khi trẻ bước vào tháng thứ 7. Những thông tin dưới đây về răng nanh ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục có thể giúp ích cho bố mẹ để chăm sóc răng miệng trẻ được tốt hơn
Răng nanh ở trẻ sơ sinh rất lành tính* |
Răng nanh ở trẻ sơ sinh là gì?
Thực tế, răng nanh ở trẻ sơ sinh thường được gọi là nanh sữa, là nang lợi ở trẻ sơ sinh, được xem là một tổn thương lành tính hay gặp của niêm mạc miệng trong một thời gian ngắn. Nanh sữa không gây biến chứng, hầu hết sẽ tự tiêu biến sau khoảng 2 tuần đến 5 tháng sau khi sinh.
Bản chất của nanh sữa là một loại nang có vỏ mỏng trong lòng chứa đầy keratin. Đây là sản phẩm thoái hóa của biểu mô sừng hóa. Nanh sữa thường có màu trắng do các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn xót lại ở xương hàm.
Nếu nanh sữa xuất hiện ở vòm miệng thì là do mảnh vụn của các tế bào tuyến nước bọt phụ bị kẹt dưới niêm mạc trong thời kỳ bào thai. Biểu hiện thường thấy của nanh sữa là xuất hiện một hoặc nhiều nốt màu trắng hay vàng nhạt nông, ngay dưới về mặt niêm mạc lợi hàm trên và hàm dưới. Kích thước mỗi nang thường khoảng 2-3mm, một số trường hợp có thể to đến 1cm. Chính vì điều này nên nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh được quan tâm rất nhiều.
Nếu trẻ không chịu, quấy khóc thì nên nhổ bỏ nanh sữa* |
Răng nanh sữa ở trẻ có nguy hiểm không?
Nanh sữa hay gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 - 3 tháng tuổi, một số trường hợp gặp muộn hơn nhưng hiếm khi gặp trên 8 tháng tuổi.Theo thống kê, nanh sữa xuất hiện ở một nửa trẻ mới sinh, nhưng thực tế thì còn cao hơn nữa. Vì đây là tổn thương lành tính, xuất hiện trong thời gian ngắn, không gây đau đớn cho trẻ, tự biến mất sau 2 tuần nên cha mẹ hay bỏ qua mà không đưa trẻ đến khám. Có nhiều trường hợp nanh sữa to, tồn tại đến 5 tháng tuổi nhưng không gây biến chứng.
Một số trường hợp trẻ có thể quấy khóc, bỏ bú khi mọc nanh sữa. Những trường hợp này là do nanh sữa bị nhiễm khuẩn gây sưng đau, mặc dù vẫn có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng sẽ có màu đỏ, sưng, để lâu ngày dễ bị loét do sang chấn, sốt nhẹ.
Cần chăm sóc trẻ đúng cách khi mọc nanh sữa* |
Nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh được không?
Khi trẻ được chẩn đoán bị nanh sữa, bố mẹ không nên lo lắng. Cần đánh giá xem tình trạng nanh sữa như thế nào mới đưa ra quyết định nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh. Nếu trẻ quấy khóc, bỏ bú, khó chịu , sốt thì nên loại bỏ nanh sữa bằng thủ thuật nha khoa. Còn nếu không có dấu hiệu gì, chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, theo dõi thường xuyên là được.
Thủ thuật nhổ bỏ nanh sữa rất đơn giản, tuy nhiên cần phải thao tác nhanh chóng, kỹ thuật chính xác để tránh làm tổn thương xung quanh, gây đau đớn cho trẻ. Phương pháp nhổ thường sẽ là:
- Bôi thuốc tê để giảm đau cho trẻ.
- Sử dụng một dụng cụ nhọn làm rách vỏ. Nang sẽ tự vỡ giải phóng ra chất màu trắng hoặc vàng nhạt.
- Vết lợi bị chích, rạch sẽ tự liền sau 1 – 2 ngày.
Để phòng tránh bệnh lý mà trẻ sơ sinh mắc phải, mẹ đang cho con bú nên chú ý chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ. Bổ sung thêm thực phẩm chứa lysine, các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, crom, vitamin nhóm B sẽ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch tối đa.