Răng cấm là răng giữ vị trí ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm và mọc từ rất sớm khoảng năm 6 tuổi. Cùng với răng số 7 thì đây cũng là chiếc răng có nguy cơ bị sâu cao nhất, tuy nhiên, khi chúng bị sâu thì nên khắc phục như thế nào để không ảnh hưởng đến ăn nhai? có nên bọc răng sứ titan?
Răng cấm là răng số mấy? Có vai trò gì?
Răng cấm là răng số mấy? Răng cấm là chiếc răng số 6, 7 trong cung vào, tính từ ngoài vào trong. Chúng thường được gọi là răng hàm thứ nhất và răng hàm thứ 2. Ở người trưởng thành thường có 8 răng cấm, được chia đều cho 2 hàm, mỗi hàm 4 răng.
Răng cấm đóng vai trò là răng nhai chủ lực, đảm nhận chức năng nghiền nát thức ăn trước khi cho vào dạ dày, nhờ đó mà hoạt động ăn nhai cũng như tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn.
Chính vì răng cấm thường xuyên phải ăn nhai nên khả năng chiếc răng này bởi tấn công bởi các vi khuẩn gây hại là rất cao, bạn cần bảo vệ chúng đúng cách. Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến chi phí niềng răng cửa chủ yếu.
Răng cấm bị sâu nên điều trị thế nào?
Khi răng cấm bị sâu, cách tốt nhất là bạn nên đến trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng, mức độ sâu răng và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
- Trong trường hợp răng cấm chỉ mới bị sâu, sâu ở mức độ nhẹ thì bác sĩ sẽ sẽ loại bỏ các mô răng bị sâu, sau đó lắp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu trám răng chuyên dụng.
- Nếu răng sâu đã gây ra tình trạng vỡ mẻ răng cấm, gây viêm tủy thì cần tiến hành lấy hết phần tủy viêm, sau đó bọc răng sứ để bảo tồn răng cũng như phục hình chức năng ăn nhai. Bọc răng sứ là quá trình bác sĩ mài nhỏ răng cấm bị sâu, sau đó gắn cố định mão răng sứ lên trên để khôi phục lại hình dáng của răng.
- Răng cấm là các răng ăn nhai của lực của hàm nên bác sĩ luôn tìm mọi phương pháp để bảo tồn răng. Nhưng trong những trường hợp răng bị sâu, viêm tủy quá nặng không thể điều trị được nữa, răng bị vỡ mẻ quá nhiều không thể phục hình thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tránh làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Sau khi nhổ răng cấm, cần phải trồng lại răng giả để đảm bảo quá trình ăn nhai diễn ra bình thường và ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.
Khi đã biết được răng cấm là răng số mấy, bạn nên ý thức việc chăm sóc và bảo vệ răng tốt hơn nhằm ngăn chặn các bệnh lý răng miệng. Thực hiện thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị khi răng cấm bị tổn thương hay mắc bệnh lý.
Bài viết được trích nguồn tại: https://dichvutramrangthammy.blogspot.com/
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
Tg: Ngavvt