Răng khểnh, má lúm đồng tiền luôn được người phương Đông coi là điểm tạo nên nét duyên dáng đáng yêu của mỗi người. Nhưng không phải ai cũng có những chiếc răng khểnh duyên dáng, thẩm mỹ và cũng ít người biết đến những tác hại nhất định cho sức khỏe răng miệng của chúng. Để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để nhìn nhận đúng hơn liệu răng khểnh có gây hại sức khỏe hay không. Hơn nữa chi phí niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu cũng là vấn đề đáng được quan tâm.

Nguồn gốc của răng khểnh
Răng khểnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là từ lúc trẻ bắt đầu phát triển và thay răng – có thể do răng quá lớn so với xương hàm, răng mất sớm, răng nhiễm trùng… hoặc cũng có thể do xương hàm kém phát triển – khiến cho một răng mọc lệch khỏi vị trí đáng lẽ ra phải mọc trên cung răng, tạo thành răng khểnh.

Niềng răng khểnh như thế nào
Răng khểnh tuy duyên nhưng có hại

Răng khểnh gây ra những tác hại gì
Chiếc răng khểnh đáng yêu này cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Mỗi loại răng đều có chức năng riêng: Răng cửa dùng để cắn, còn răng nanh dùng để xé thức ăn. Nếu bị mọc lệch, các chức năng của răng sẽ không được đảm bảo. Vì vậy, răng khểnh thường làm giảm sức nhai của hàm và gây rối loạn khớp cắn.

---Thông tin bên lề: cạo vôi răng khi mang thai được không

Ngoài ra, răng khểnh mọc lệch tạo nên kẽ của 3 răng, tạo điều kiện cho thức ăn nhét vào và rất khó lấy ra. Vì vậy, không ít người có răng khểnh bị viêm và chảy máu chân răng, dẫn đến bệnh nha chu, tiêu xương ổ, lung lay răng.

Niềng răng khểnh giúp bạn có nụ cười đẹp hơn
Niềng răng khểnh là quá trình sử dụng các loại mắc cài cố định hay khí cụ tháo lắp để sắp xếp lại răng khểnh vào đúng vị trí trên cung hàm. Niềng răng khểnh có tác dụng tạo lực làm cho răng di chuyển từng chút một xuống vị trí mới, căn đều với các răng khác nếu răng khểnh nhỏ, phía dưới răng hểnh trống. Nếu trong trường hợp, răng khểnh hoàn toàn thừa khỏi hàm thì để chỉnh nha, nha sĩ buộc lòng phải chỉ định nhổ răng khểnh để tạo khoảng trống cho các răng khác di chuyển.

Thời gian niềng răng khểnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng răng khểnh; phương pháp niềng răng, độ tuổi người niềng răng… và cơ sở nha khoa niềng răng. Tuy nhiên, thời gian niềng răng thông thường sẽ kéo dài từ 1 năm đến 1,5 năm. Độ tuổi lý tưởng để niềng răng đối với những trường hợp cần chỉnh sửa hàm răng sẽ là 12-16 tuổi.

Vấn đề vệ sinh răng miệng có tính quyết định lớn đối với kết quả điều trị. Vì vậy, trong thời gian này, bệnh nhân cần chải răng đúng theo sự hướng dẫn của nha sĩ, thời gian chải phải lâu hơn bình thường. Ngoài bàn chải răng thông thường, nên sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như bàn chải kẽ răng, tăm nước, các thuốc súc miệng tạo bọt để đẩy thức ăn ra ngoài và giảm sưng lợi.

Niềng răng khểnh là kỹ thuật khó, đòi hỏi phải được tiến hành ở các cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi thì mới đem lại kết quả như mong đợi. Do đó, trước khi quyết định niềng răng khểnh, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn đúng cơ sở nha khoa uy tín để làm.
Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: NH
 
Top