Làm răng sứ có nên lấy tủy không? Phục hình răng sứ thẩm mỹ là phương pháp chỉnh nha hiện đại không chỉ giúp khắc phục hiệu quả những khiếm khuyết răng miệng như răng xỉn màu, ố vàng, răng khấp khểnh, răng thưa, hô móm…mà còn hỗ trợ cải thiện tốt chức năng ăn nhai. Để giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết sau. Có thể bạn chưa biết bọc răng sứ có phải lấy tủy không hãy tìm hiểu nhanh.

Làm răng sứ có nên lấy tủy không trong trường hợp nào? 

Làm răng sứ có nên lấy tủy không trong những trường hợp sau: 

Trường hợp răng lệch lạc 

Khi bọc sứ cho răng lệch lạc quá nhiều, bác sĩ phải mài chỉnh trục chiếc răng lệch đó để chỉnh cho răng được thẳng đều, giúp cải thiện thẩm mỹ đồng thời giúp điều chỉnh được khớp cắn tốt hơn, làm cho quá trình ăn nhai tốt hơn, quá trình mài chỉnh trục răng này có thể dẫn đến ở một số mặt răng phải mài nhiều, ảnh hưởng đến tủy răng phía trong, để tránh tình trạng đau nhức sau khi bọc răng sứ thì nha sĩ phải chủ động lấy tủy. Để tránh tình trạng răng bị yếu do lấy tủy, nha sĩ sẽ đặt vào trong ống tủy 1 chiếc chốt bằng titanium hoặc bằng thạch anh để tăng độ cứng. 

Làm răng sứ có nên lấy tủy? Các trường hợp cần lấy tủy-1
Làm răng sứ có nên lấy tủy không*

Trường hợp răng hô, vẩu nhiều 

Cũng như bọc răng sứ cho răng lệch lạc khấp khểnh, bọc răng sứ cho răng hô cũng sẽ phải lấy tủy nếu muốn chữa hết hô, vì trong quá trình mài răng, nha sĩ sẽ phải mài mặt ngoài chiếc răng nhiều hơn, sẽ ảnh hưởng đến tủy răng và sẽ phải lấy tủy để tránh viêm nhiễm và đau nhức về sau. 

Răng bị sâu dẫn đến viêm tủy 

Răng bị sâu sẽ dần làm mất đi các tổ chức răng, các mô răng sẽ bị phá hủy dần. Nếu tình trạng răng sâu không được điều trị kịp thời thì vi khuẩn gây sâu răng sẽ tấn công đến tủy và gây viêm tủy, dẫn đến tình trạng kích ứng, đau nhức dữ dội. 

Tủy một khi bị viêm mà không được điều trị sẽ dẫn tới áp xe ổ xương răng, rụng răng, tác động lên các răng kế cận cần phải được triệt tủy răng sớm 

Răng bị chấn thương nặng 

Các chấn thương răng như vỡ, mẻ ở mức độ lớn rất có thể tác động sâu đến tủy khi phần ngà răng bảo vệ đã mất đi. Trong trường hợp này, muốn bọc sứ thì nhất thiết phải điều trị tủy triệt để trước. 

Làm răng sứ có nên lấy tủy? Các trường hợp cần lấy tủy-2
Cần chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi làm răng sứ*

Chăm sóc răng sứ sau phục hình như thế nào? 

Không chỉ quan tâm đến vấn đề trồng răng sứ có nên lấy tủy không, bạn cũng nên lưu ý đến cách chăm sóc răng sứ sau phục hình như thế nào. Cụ thể: 

Thường xuyên đánh răng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng. Có thể kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch hết các mảng bám thức ăn còn sót lại. 

Tránh xa các thức ăn quá cứng, chứa nhiều chất kích thích vì có thể làm bung bật răng sứ. Thay vào đó là nên ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe răng miệng. 

Tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra và sớm tìm ra cách điều trị nếu xảy ra sự cố như đen chân răng, cong vênh… 

Trên đây là những lời giải đáp của chúng tôi về vấn đề làm răng sứ có nên lấy tủy không. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích giúp chăm sóc và bảo vệ răng miệng của mình.
 
Top