Có rất nhiều lý do giải thích vì sao răng mọc lệch và dựa vào đó sẽ có nhiều cách khắc phục hiệu quả.. Việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp hạn chế các nguy cơ gây ra tình trạng này cũng như tìm ra cách sửa răng khắc phục, trả lại cho bạn hàm răng đẹp và nụ cười tự tin. Vậy răng mọc lệch có nên nhổ bỏ không? bọc sứ răng cửa giá bao nhiêu?

Nguyên nhân khiến răng mọc lệch 

Răng mọc lệch do bẩm sinh 

Trường hợp này chiếm tới 70%, phần lớn do di truyền bởi cấu trúc xương hàm của mỗi người được quyết định bởi yếu tố di truyền điển hình như xương hàm hô móm, quai hàm bạnh, xương hàm hẹp hoặc rộng khác nhau. Nó sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình răng mọc lệch lạc hay cân đối. 

Răng mọc lệch do mất răng sữa sớm 

Răng sữa có vai trò quan trọng trong việc giữ chỗ để các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí trên cung hàm. Nếu răng sữa mất sớm có khả năng các răng khác sẽ mọc chen lấn vào vị trí trống dẫn đến răng mọc lệch lạc, chen chúc. Quy trình thực hiện bọc răng sứ zirconia cho răng mọc lệch ít.


Răng mọc lệch do thói quen 

Một số người hay có thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy răng, bặm môi, nghiến răng, dùng tăm xỉa răng…Vô tình những thói quen xấu ấy khiến răng bạn mọc lệch, không đúng vị trí vốn có của mình trên cung hàm. 
Răng mọc lệch có nên nhổ bỏ hay giữ lại

Răng mọc lệch có nên nhổ bỏ hay giữ lại? 

Ngày nay, với sự phát triển của các kỹ thuật nha khoa hiện đại, gần như mọi trường hợp răng mọc lệch đều có thể khắc phục được. Trong đó, các giải pháp được ưa chuộng nhất là thẩm mỹ răng sứ, niềng răng. Vậy răng mọc lệch có nên nhổ không? 

Như vậy, việc nhổ răng mọc lệch gần như không cần thiết, cũng không được khuyến khích thực hiện, vì nếu nhổ răng bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề sau: 

Tiêu xương hàm: Sau khi mất răng, xương hàm không còn nhận được kích thích từ hoạt động ăn nhai của hàm sẽ thoái hóa và tiêu dần đi. Hiện tượng này diễn ra theo cả chiều dọc và chiều ngang. Biểu hiện dễ thấy nhất là nướu răng dần tụt xuống, không còn đầy đặn như trước. 

Ảnh hưởng các răng khác: Không chỉ riêng xương hàm ở vị trí răng mất bị tiêu đi, mà khu vực lân cận cũng bị ảnh hưởng, khiến các răng liên quan dần đổ nghiêng vào khoảng mất răng. Răng đối đầu cũng có xu hướng trồi lên hoặc ngã xuống, làm sai lệch khớp cắn và xáo trộn chức năng ăn nhai. 

Suy giảm chức năng ăn nhai: Ngoài răng khôn, hầu như tất các răng còn lại đều đóng vai trò nhất định trong hoạt động ăn nhai. Mất răng cửa, răng nanh có thể khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi cắn, xé thức ăn. Mất răng hàm sẽ làm giảm hơn 70% khả năng nhai, nghiền thức ăn của hàm. 

Ảnh hưởng thẩm mỹ: Việc mất răng cửa ảnh hưởng khá lớn đến thẩm mỹ của cung hàm. Khoảng trống mất răng thường gây chú ý hơn so với tình trạng lệch lạc. 

Ảnh hưởng phát âm: Mất răng răng cửa có thể khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi phát âm một số từ, âm. 

Chính vì những nguyên nhân trên nên trong các kỹ thuật nha khoa hiện đại, nhổ răng chỉ được thực hiện khi răng bị tổn thương quá nặng, mất hoàn toàn khả năng lưu giữ. 

Sau khi thực hiện nhổ răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp trồng răng mới phù hợp, thường là cấy ghép Implant – phương pháp có khả năng phục hồi cả thân và chân răng với đầy đủ chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm và bảo tồn xương hàm. 

Bài viết được trích nguồn tại: https://caovoirangdangluu.blogspot.com/
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
Tg: Ngavvt
 
Top