Bọc răng sứ là gì là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm trong thời buổi có quá nhiều người tìm đến phương pháp này để làm đẹp. răng đã lấy tủy có nên bọc răng sứ? Bọc răng sứ có đau không? Có bền không? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm câu trả lời.
Bọc răng sứ có gây ảnh hưởng gì không?
- Thứ nhất, dù có tác động đến răng thật nhưng các chuyên gia đã nghiên cứu rất kĩ lưỡng và tìm ra một tỉ lệ phù hợp nhất đối với tình trạng răng của từng bệnh nhân để đảm bảo mức độ an toàn cho sức khỏe và chức năng ăn nhai của răng sau thẩm mỹ.
- Thứ hai, nếu lựa chọn dòng sứ cao cấp Herazi Diamond, bạn hoàn toàn có thể duy trì răng sứ trọn đời. Chúng tôi cam kết chế độ bảo hành và chăm sóc trọn đời cho những bệnh nhân lựa chọn loại sứ này.
- Thứ ba, răng sứ cao cấp như Herazi có mức độ tương thích với cơ thể cao, hoàn toàn không gây kích ứng trong môi trường khoang miệng.
- Thứ tư, độ cứng của răng sứ cao cấp Herazi gấp nhiều lần răng thật. Vì vậy, xét về chức năng ăn nhai, răng sứ vượt trội hơn răng thật.
- Thứ năm, về sức khỏe răng miệng, răng sứ có thể bảo vệ lớp trong của răng bạn khỏi vi khuẩn có hại tấn công.
Khi nào nên bọc răng sứ để có hiệu quả?
Không phải tình trạng nào hư hại răng cũng giống nhau. Việc bọc răng sứ sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng răng của từng người. Và sau khi xem xét, bác sỹ nha khoa sẽ cho bạn lời khuyên xem có nên bọc răng sứ hay không. Khi răng bị sâu quá mức và không thể trám được nữa, nếu có trám thì miếng trám cũng sẽ thường xuyên bị rơi ra, lúc đó răng của bạn mới cần phải bọc sứ để cải thiên thẩm mỹ.
Trường hợp răng mọc chen chúc, lệch lạc , thưa, hô mà phương pháp chỉnh nha không khả thi thì việc bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ giúp tái tạo lại hình dáng của răng, để răng trông đều đặn và màu sắc răng như ý muốn. Các tình trạng răng bị nhiễm kháng sinh - tetracycline nặng, vận dụng giải pháp tẩy trắng răng không hiệu quả thì bọc răng sứ cũng là phương pháp để thay thế lớp tủy răng sậm sắc màu bằng lớp men sứ mới, trắng đẹp hơn.
Có một số phương pháp bọc răng sứ khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng răng và mục đích của việc bọc răng của từng người. Trường hợp mất một hoặc nhiều răng sẽ làm cầu răng (răng bị nhổ mất chân răng, sẽ mài đi hai hay nhiều hơn răng kế bên để làm bắc cầu răng). Với tình trạng chân răng còn tốt nhưng thân răng bị nhiễm sắc màu thì sẽ mài bớt lớp tủy răng thật và làm mặt sứ dán vào. Răng sâu, bị vỡ lớn, trám tái tạo sẽ không bền, bác sỹ sẽ mài răng nhỏ lại và bọc sứ lên răng thật, phương pháp này gọi là mão sứ.