Sở hữu hàm răng trắng sáng là mong ước của rất nhiều người, trong đó phương pháp đang được nhiều người yêu thích chính là phủ răng sứ. Tuy nhiên vấn đề phủ bọc răng sứ có phải lấy tủy không cũng được khách hàng quan tâm, bởi ai cũng sợ đau đớn khi phải làm răng. Tham khảo bài viết dưới đây để giúp bạn có kinh nghiệm làm răng dễ dàng hơn nhé.

Các trường hợp nên thực hiện bọc răng sứ

Bọc răng sứ có chỉ định phục hình ở các tình huống mất một hay nhiều răng cần làm cầu răng. Với trường hợp chân răng còn tốt nhưng mà thân răng bị sẫm màu (nhiễm thuốc Tetracycline khi bé, hút thuốc lâu ngày, mặt răng có cấu tạo khiếm khuyết… làm răng không láng bóng, đẹp, xỉn màu) thì nha sĩ phải mài bớt lớp men răng thật và làm mặt sứ dán vào.


Khi chiếc răng bị sâu, vỡ lớn, hàn tái tạo sẽ không chắc, bác sĩ sẽ mài chiếc răng đấy hẹp lại và chụp một chiếc răng sứ lên răng thật đó, gọi là mão sứ. Cách làm này vừa giúp bạn khắc phục các khiếm khuyết về hình thể và màu sắc trên, đồng thời giúp bảo vệ răng tránh khỏi các bệnh lý nguy hại.

Răng sứ có mài được không?

Răng sứ thực chất là những mão sứ, được sử dụng để thay thế và bảo vệ cùi răng thật trong những trường hợp răng thật có những vấn đề như: răng sứt mẻ, vỡ răng, sâu răng, răng hô nhẹ, lệch nhẹ hoặc răng bị ám màu do dùng chất kích thích, uống kháng sinh thường xuyên… Hoặc trong những trường hợp, hàm răng xuống cấp theo thời gian, khách hàng cũng có thể lựa chọn thay thế răng cũ bằng răng sứ để nâng cao hiệu quả thẩm mĩ khuôn mặt.

Răng sứ được thiết kế với các dạng chất liệu khác nhau, có thể kể đến một vài loại răng sứ được tin dùng hiện nay như: Titan, Cercon, Roland,  Emax Zic. Chúng đều là những vật liệu bền chắc, được thiết kế dựa theo thông số răng của người bệnh do đó kích cỡ, tỷ lệ gần như trùng khít hoàn toàn với răng người bệnh. Sau khi lắp răng sứ, nha sĩ sẽ hỏi khách hàng về sự thoải mái khi đeo, đề nghị khách hàng cắn, nhai thử để kiểm tra xem răng đã chuẩn khớp cắn hay chưa. Nếu chưa chuẩn, nha sĩ sẽ tiến hành mài răng sứ để đảm bảo cho chiếc răng này chuẩn chỉnh, tương thích hoàn hảo với răng ở vị trí tương ứng của hàm đối diện.


Trong trường hợp chị đã thay răng sứ được 3 năm, nếu phát sinh vấn đề hoặc muốn chỉnh sửa theo nhu cầu (ví dụ nhiều người muốn chỉnh răng nanh cho hơi khểnh), việc này vẫn có thể làm được. Tuy nhiên, khách hàng nên đến các cơ sở nha khoa để nhận tư vấn. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định cụ thể bởi những chiếc răng sứ trước đây đã chuẩn chỉnh, nếu mài đi sẽ gây một số ảnh hưởng nhất định. Thêm vào đó, sau thời gian 3 năm thì chất lượng răng cũng đã phần nào suy giảm. Nếu răng có vấn đề, việc thay răng sứ mới sẽ được bác sĩ khuyến nghị.
 
Top