Niềng răng mặt trong là hình thức chỉnh nha được áp dụng nhằm đảm bảo thẩm mỹ cho khách hàng trong suốt quá trình điều trị chỉnh nha. Tuy nhiên, so với các hình thức niềng răng khác, loại hình chỉnh nha này có phần phức tạp hơn, đòi hỏi người tham gia phải có sự thích nghi tốt. Để giúp bạn hiểu hơn về niềng răng mặt trong, nha khoa chúng tôi xin cung cấp các thông tin về phương pháp này.

Niềng răng mặt trong cho những ai?

Niềng răng mặt trong là phương pháp sử dụng các loại mắc cài niềng răng, gắn vào mặt trong của răng để đẩy chúng vào đúng vị trí trên hàm. Phương pháp này, khắc phục được nhược điểm thiếu tính thẩm mỹ của niềng răng mắc cài mặt ngoài. Do đó rất nhiều người lựa chọn, đặc biệt là những người hoạt động trong giải trí hay những người có công việc thường xuyên xuất hiện trước đám đông.
Răng mọc lệch lạc cần sớm được điều chỉnh
Những chiếc mắc cài được nằm bên trong răng, nếu không nhìn kỹ thì khó mà biết là bạn đang đeo niềng răng. Phương pháp này giúp cuộc sống và công việc của người thực hiện niềng răng chỉnh nha không bị ảnh hưởng. Do đó, niềng răng mắc cài trong là lựa chọn tốt cho những ai đang muốn chỉnh nha một cách tự nhiên  nhất.

Quy trình thực hiện niềng răng mặt trong

Quy trình niềng răng mặt trong cần thực hiện tỉ mỉ và khó khăn hơn mặt ngoài rất nhiều. Tại trung tâm nha khoa Đăng Lưu, các thao tác niềng răng loại này được áp dụng tuân thủ mọi nguyên tắc an toàn Bộ Y tế đề ra:

Bước 1: Cũng như niềng răng mặt ngoài, trước khi bắt đầu niềng răng mặt trong, bệnh nhân được nha sĩ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp Xquang và tư vấn về hướng điều trị hợp lý cho bệnh nhân.

Các mắc cài được gắn bên trong răng*
Bước 2: Bệnh nhân được lấy dấu hàm bằng mẫu thạch cao, sau đó tất cả thông số được đưa lên phần mềm phân tích chỉnh nha và mô phỏng 3D hỗ trợ nha sĩ lên phác đồ điều trị chính xác. Việc lên phác đồ diễn ra nhanh chóng và chỉ sau 7 ngày bạn được xem trước kết quả chỉnh nha.

Bước 3: Tiếp theo quy trình niềng răng mặt trong, dựa vào kết quả phân tích, nha sĩ order mắc cài niềng răng cho bệnh nhân, thường thì loại mắc cài được sử dụng để cho hiệu quả cao là mắc cài kim loại tự buộc.

Bước 4: Việc gắn mắc cài ở mặt trong của răng không hề đơn giản như mặt ngoài. Bởi vậy quá trình này có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ là bình thường. Đồng thời đòi hỏi nha sĩ phải có kinh nghiệm, tay nghề cao mới thực hiện được.
Người ngoài nhìn vào sẽ không biết bạn đang niềng răng*
Bước 5: Theo định kỳ khoảng 3 - 4 tuần/lần, bệnh nhân tái khám để nha sĩ theo dõi và điều chỉnh lựa kéo phù hợp. Cho đến khi răng được điều chỉnh đều trên cung hàm, khớp cắn chuẩn.

Bước 6: Sau khi tháo mắc cài niềng răng. Bước cuối cùng trong quy trình niềng răng mặt trong là dùng hàm duy trì để ổn định, tránh răng bị tái xô lệch. Sau 1 thời gian nhất định, bạn được tháo hàm duy trì và hoàn thành quá trình niềng răng.
 
Top