Có một vấn đề rất dễ phát sinh từ những chiếc răng giả đó là tình trạng hôi miệng sau khi sử dụng răng một thời gian. Hôi miệng sau khi bọc sứ khiến nhiều người cảm thấy e ngại và mất tự tin trong cuộc sống. Vậy bọc răng sứ được bao lâu? Hãy cùng nghe các chuyên gia răng miệng giải đáp.

Bọc răng sứ gây hôi miệng do đâu?

Điều trị răng sứ là một điều trị không khó, nhưng đòi hỏi ở bác sĩ phải nhiều kinh nghiệm trong điều trị thực tế, hết sức cẩn thận. 

Sự cẩn thận thể hiện ở mức độ chính xác của răng sứ trong và sau khi điều trị. Răng sứ sau khi điều trị phải có độ khít sát so với nướu răng; khớp cắn phải được tái tạo chính xác so với hàm đối diện; thể hiện ở độ thẩm mỹ tối ưu của răng sứ sau khi điều trị... Và phụ thuộc vào chất lượng của răng sứ.


Răng sứ là một loại răng đặc biệt, được cấu tạo gồm hai thành phần là sườn (lõi phía trong của răng) và lớp sứ phủ ở bên ngoài.

Răng sứ có nhiều loại, phụ thuộc vào vật liệu được sử dụng để chế tạo ra sườn như kim loại, Titanium, vàng,...

Nhưng tựu chung lại, có thể chia răng sứ thành hai loại cơ bản là răng sứ có kim loại (sườn răng được chế tạo bởi kim loại hoặc hợp kim có kim loại) và răng toàn sứ không kim loại. 

Kim loại, một trong những tính chất vật lý của nó là bị oxy hóa. Răng sứ được chế bảo bởi kim loại sau một thời gian sử dụng nhất định sẽ bị oxy hóa. Đây chính là thời điểm kết thúc sứ mạng của nó. Lúc này nó cần phải được thay lại bằng răng sứ mới. 

Răng toàn sứ không kim loại đã khắc phục được nhược điểm này. Có nghĩa là nó không bị oxy hóa hay gây ra tác dụng gì đối với mô nướu răng. Trừ trường hợp bị bể, mẻ thì răng toàn sứ không kim loại có thể đánh giá độ bền sử dụng tương đương với răng thật.

Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị hôi hiệu quả

Hiện nay, biện pháp khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị hôi hiệu quả nhất sẽ đến từ các chuyên gia nha khoa có tay nghề cao. Nghĩa là, sau khi có kết quả thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp sau:

➤ Hôi miệng do răng sứ kim loại gây kích ứng: Bác sĩ sẽ tiến hành thay thế phủ răng sứ cũ bằng răng sứ mới với chất liệu tốt hơn. Ngoài ra, sẽ hướng cho người bệnh sử dụng răng toàn sứ thay vì răng sứ kim loại như trước đây.

➤ Hôi miệng do răng sứ bị hở, không ôm sát vào cùi răng: Bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh sao cho răng sứ ôm khít vào răng thật. Mặt khác, nếu không điều chỉnh được răng sứ cũ bác sĩ sẽ làm lại răng mới và lắp răng sao cho không còn khuyết điểm khe hở nữa.


➤ Hôi miệng do mắc các bệnh lý răng miệng: Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệt để các bệnh lý đó, sau đó là làm lại răng cho người bệnh.

Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng hôi miệng, bác sĩ khuyên người bệnh nên súc miệng bằng nước muối, dầu dừa thường xuyên. Và không quên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng sau khi ăn.
 
Top