Đối với trẻ em, các bậc cha mẹ thường quan niệm răng sữa không phải là răng vĩnh viễn nên không điều trị sâu răng cho trẻ. Điều này là hoàn toàn sai lầm bởi nếu sâu răng ngày một nặng hơn thì hiện tượng áp xe răng ở trẻ em hoàn toàn có thể xuất hiện.

Áp xe răng ở trẻ em - Các thông tin phụ huynh nhất định phải biết

Bé bị áp xe răng nguyên nhân chủ yếu do biến chứng của bệnh sâu răng. Vi khuẩn tích tụ lâu ngày có trong mảng bám, thức ăn, nước bọt và ở khoang miệng sẽ bám vào bề mặt răng, phá hủy răng và nướu. Nếu bé không vệ sinh răng miệng kỹ càng thì vi khuẩn sẽ lan tràn vào mô tủy hay mô nướu gây ra sâu răng. 
*** Phục hình răng sứ zirconia cho hàm răng thẩm mỹ
Sâu răng không chỉ ảnh hưởng tới việc ăn uống, sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ. Nếu các bậc cha mẹ coi thường bệnh sâu răng của trẻ và không chữa trị thì bệnh hoàn toàn có thể biến chứng thành áp xe răng ở trẻ em.

Cách phòng tránh áp xe răng ở trẻ

Triệu chứng của áp xe chân răng rất dễ nhận biết: khi ăn nhai sẽ có cảm giác đau, hoặc có thể đâu tự phát khi tự nhiên. Răng rất dễ nhạy cảm với đồ ăn nóng lạnh thậm chí bị hôi miệng. Nếu bệnh nặng, có thể phát sốt, sưng hạch ở cổ khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức. Có mùi khó chịu trong miệng của trẻ, hơi thở hôi. Đau khi nhai, trẻ có cảm giác mệt mỏi, không khỏe, mủ đặc và có mùi hôi có thể chảy ra ngoài và cơn đau sẽ ngừng ngay sau khi thoát mủ. Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên thì có thể trẻ đã bị áp xe răng, bạn cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị.

Trong trường hợp nhiễm trùng nặng lan ra từ chân răng và đi vào xương hàm và lan ra mô mềm. Nếu không chữa trị đúng phương pháp, lúc đó răng không còn giữ và bảo tồn được nữa, cuối cùng phải nhổ bỏ răng nguyên nhân.



Cách phòng tránh áp xe răng ở trẻ

Ngoài tìm hiểu áp xe chân răng là gì, bạn nên có những cách phòng tránh bệnh cho trẻ, để bảo vệ sức khỏe thật tốt cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Cách phòng ngừa tốt nhất chính là vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách. Bạn nên hướng dẫn bé chăm sóc răng miệng thật tốt bằng cách chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em, súc miệng nước muối thường xuyên và tạo cho bé có thói quen dùng chỉ nha khoa.

Thêm vào đó, để phát hiện áp xe răng ở trẻ em cũng như các bệnh lý khác, bạn nên đưa bé đi khám răng miệng định kỳ ít nhấ 6 tháng/lần tại các trung tâm nha khoa tin cậy

Dùng chỉ nha khoa để lấy sạch các mảng bám thức ăn và các mảng bám gây sâu răng.Dùng chỉ nha khoa giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn phát triển giữa các răng. Đánh răng không chưa đủ hiệu quả, dùng chỉ nha khoa hai lần một ngày.

Thay đổi thói quen ăn uống như hạn chế ăn đồ ngọt, đồ ăn có nhiều đường, bổ sung chất xơ và vitamin cần thiết. Không nên cho trẻ ăn thức ăn có nhiều đường như: kẹo mút, kẹo cứng và tránh xa các loại thức ăn mềm có tính dính cao như: kẹo dẻo, nho khô, trái cây sấy… Những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều acid có hại cho răng.

Bài viết trích nguồn tại: https://lamrangdep.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt
 
Top