Implant tuy là một kỹ thuật phục hình răng khá mới nhưng độ phổ biến của nó trong các ca phục hình mất răng lại càng ngày càng cao. Implant hiện nay gần như trở thành ưu tiên lựa chọn hàng đầu cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân có nhu cầu phục hình răng. Cùng là cấy một trụ implant vào xương hàm nhưng lại có khá nhiều kỹ thuật thực hiện khác nhau. Bài viết sẽ giới thiệu các kỹ thuật cấy ghép implant thường gặp nhất để bạn có thêm thông tin về phương pháp cấy ghép implant này nhé. Ngoài ra nên biết cấy ghép răng implant ở đâu tốt
Các kỹ thuật cấy ghép implant thường gặp
– Cấy ghép ngay khi mới mất răng: Thực hiện cấy ghép răng ngay khi mới mất răng (trong phạm vi mất răng từ 1 tới 2 tuần) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người phục hình. Thứ nhất nó hạn chế được tình trạng tiêu xương do mất răng, thứ hai là tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị. Vì lúc này hệ thống xương vẫn còn chắc chắn nên quy trình cấy ghép implant cũng nhanh và đơn giản hơn để lâu.
---Thông tin bên lề: niềng răng không cần nhổ răng là gì?
---Thông tin bên lề: niềng răng không cần nhổ răng là gì?
– Cấy ghép sau mất răng một thời gian: Thực hiện khi răng đã mất được 4 đến 6 tháng. Vì lúc này răng đã mất một thời gian khá dài nên thời gian để các vết thương lành và xương hàm tích hợp vững chắc với implant sẽ lâu hơn so với thực hiện ngay khi mới mất răng.
Cấy ghép implant cho từng răng riêng lẻ
– Cấy ghép cho từng răng riêng biệt: Kỹ thuật này áp dụng cho trường hợp mất nhiều răng nhưng các răng ở vị trí xa nhau hoặc là chỉ bị mất một răng. Cũng tương tự như khi cấy ghép răng khi mới mất răng, kỹ thuật này hạn chế được tình trạng tiêu xương hàm và xương ổ răng nhờ trụ implant được cấy ghép vào đóng vai trò như một chân răng thật.
– Cấy ghép cho nhiều răng cùng lúc: Kỹ thuật được thực hiện cho trường hợp mất hàng loạt răng nằm liền kề nhau. Nhờ các răng nằm liền kề nhau nên bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật lắp cầu răng trên các trụ implant được cấy ghép nên số implant được sử dụng sẽ ít hơn so với kỹ thuật cấy ghép cho từng răng riêng biệt.
– Cấy ghép implant nguyên hàm: Thông thường, khi bệnh nhân bị mất răng toàn phần, thì không nên cấy mỗi răng một trụ Implant vì như thế bệnh nhân có thể bị tiêu xương, bệnh nha chu. Nếu điều kiện xương bình thường, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân cấy 8 trụ Implant cho 1 hàm trong. Số trụ có thể tăng lên thành 10 trụ hoặc giảm xuống còn 6 trụ tùy theo điều kiện kinh tế của bệnh nhân.
– Làm hàm giả trên implant: Bác sĩ sẽ cấy khoảng 4 trụ implant lên 1 hàm sau đó lắp răng giả cố định lên trên implant. So với các loại hàm giả nguyên hàm thì hàm giả trên implant được đánh giá là có hiệu quả chức năng và tính thẩm mỹ cao nhất. Độ bền của hàm giả trên implant cũng cao hơn các loại hàm giả khác. Các biến chứng cho nướu, răng ở hàm giả trên implant cũng thấp hơn.
Cho dù bạn sử dụng kỹ thuật cấy ghép implant nào thì điều quan trọng nhất bạn cần nhớ là bác sĩ thực hiện cấy ghép cho bạn phải là bác sĩ giỏi, có chuyên môn sâu và am hiểu tường tận về cấu trúc xương hàm, răng. Vì vậy, bạn cần đến các trung tâm nha khoa lớn, uy tín để đảm bảo ca cấy ghép răng của mình không bị thất bại, biến chứng.
Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
TG: NH